in Tin tức

GIÁO VIÊN VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI SỰ KIỆN MICROSOFT EDUCATION EXCHANGE

”””’Châu Á Thái Bình Dương, 8 tháng 4 năm 2019 – Tại sự kiện Trao đổi Giáo dục (Education Exchange) được Microsoft tổ chức lần thứ năm tại Paris vào tuần trước, các nhà giáo dục và đào tạo từ các nước trên thế giới đã hội tụ, cùng trao đổi các ý tưởng cải tiến trải nghiệm lớp học. Cũng tại sự kiện này, các giáo viên đã cùng thảo luận và khám phá những xu hướng giảng dạy mới, nhằm mang lại một lớp học bình đẳng, tương tác cao, cũng như các kỹ năng giảng dạy và học tập hiện đại.

”””’Trong suốt 3 ngày của sự kiện, các chuyên gia Giáo dục sáng tạo (Microsoft Innovative Educator Experts) đã được vinh danh cùng những thành tựu nổi bật – kết hợp nội dung, sư phạm và công nghệ nhằm giúp học sinh, sinh viên thành công trong thời đại kỹ thuật số.

”””’Năm nay, châu Á có 7 giáo viên được vinh danh trong 5 hạn mục tại Thử thách Giáo Dục Toàn Cầu (Global Educator Challenge). Đội thắng cuộc gồm 6 thành viên, trong đó có giáo viên Trần Hương Quỳnh đến từ Việt Nam với ý tưởng là một giáo trình giảng dạy dành cho các sinh viên sư phạm, giúp họ hiểu hơn về khái niệm hòa nhập (inclusion) qua chương trình Minecraft, đồng thời, lắng nghe ý kiến đóng góp của học sinh sinh viên với Flipgrid.

”””’Giáo viên là yếu tố quyết định và có vai trò quan trọng trong tương lai của tuổi trẻ ngày nay”, Anthony Salcito – Phó Chủ tịch phụ trách Giáo dục tại Microsoft chia sẻ. “ Thật đáng mừng khi tôi được gặp gỡ những giáo viên nhiệt huyết, luôn không ngừng đổi mới và sáng tạo, đem công nghệ và kỹ năng mới ứng dụng vào lớp học, nhằm mang lại những trải nghiệm đáng nhớ, từ đó, trang bị những kỹ năng cần thiết trong tương lai cho học sinh, sinh viên của mình.”

Bên dưới là danh sách các đội thắng giải:

Giải Chung Cuộc

Tập trung vào các sinh viên sư phạm, đạt đủ các tiêu chí của năm nay về mặt sáng tạo, cộng tác, lắng nghe và hòa nhập. Giáo trình được đánh giá là rất sáng tạo trong việc giúp các sinh viên sư phạm nâng cao hiểu biết của họ về việc hòa nhập bằng cách tích hợp thế giới ảo Minecraft vào thế giới thực và lắng nghe đóng góp của học sinh thông qua Flipgrid.

1.      Wejdan Alfaraj, Saudi Arabia

2.      Martin Debenjak, Austria

3.      Marcel Jent, Switzerland

4.      Hongju Liu, China

5.      Elaine Topham, UK

6.      Tran Huong Quynh, Vietnam

Giải Tiếng nói học sinh – Student Voice

Mang lại cho học sinh sinh viên cơ hội phát triển và góp ý bằng những công cụ như Flipgrid và Sway, thông qua những bài học về văn hóa và nghệ thuật của Paris.

1.      Georg Gusewski, Switzerland

2.      Tatiana Chernobai, Russia

3.      Sheung Yee Sandy Choy, Hong Kong

4.      Jennifer Jaramillo Aguilar, Mexico

5.      Marika Suutarinen, Finland

6.      Zorit Varmaz Jassin, Israel

7.      Danielle Vasconcelos, Brazil

Giải Sáng Tạo – Creativity

Dự án thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh sinh viên thông qua chương trình Minecraft.

1.      Ibrahim Aljabri, Saudi Arabia

2.      Ronel Boholano, Philippines

3.      Carlos Calla, Peru

4.      Karyn Fillhart, US

5.      Tao Wu, China

6.      Jacek Zabłocki, Poland

Giải Cộng Tác – Collaboration

Một kế hoạch giảng dạy mang tính cộng tác cao, với tất cả các thành viên đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo ra bài học.

1.      Anna Zubkovskaya, Russia

2.      Amandine Celerier, France

3.      Owen Davies, UK

4.      Ronald Kibet, Kenya

5.      Hong Li, China

6.     Michelle Singh, US

Giải Hòa Nhập – Inclusion

Đội thắng cuộc đã tạo ra một giáo trình STEAM (Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật và Toán Học) dành cho tất cả học sinh sinh viên. Giáo trình được đánh giá mang tính hòa nhập cao xuyên suốt quá trình lên kế hoạch và thực hiện.

1.      Joseph Archer, Canada

2.      Maha Alghamdy, Saudi Arabia

3.      Katarína Hvizdová, Slovakia

4.      Rémi Lamarque, France

5.      Kovleen Middha, India

6.      Chanille Viviers, South Africa

7.      Dawn Jones, UK

8.      Min-Shan (Pamela) Lee, Taiwan

9.      Uğur Sarıçam, Turkey

Theo Lý Mỹ Nhi – Microsoft